Đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu nói chung và ngành du lịch nói riêng “chao đảo”. Để đối phó với sự hỗn loạn này, chính phủ các nước phải áp dụng các biện pháp chưa từng có để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bao gồm: đóng cửa biên giới, dừng các hoạt động vận tải hàng không quốc tế và nội địa.

Khi “hiệu ứng domino” tác động

Ngành du lịch toàn thế giới dường như rơi vào khủng hoảng sau cơn “địa chấn” nặng nề từ Covid-19 khi biên giới đóng cửa, máy bay nằm bãi và người ưa thích du lịch phải ở nhà.

Đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với ngành du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch ước tính, thiệt hại riêng trong các tháng 2, 3 và 4/2020 khoảng 5,9-7 tỷ USD. Riêng khách Trung Quốc giảm 90 – 100%, lượng khách giảm từ 1,7- 1,9 triệu lượt; thị trường khách quốc tế còn lại giảm 50-70%, lượng khách giảm từ 2-2,8 triệu; thị trường khách nội địa giảm 50-70%, lượng khách sẽ giảm từ 10,9 – 15,3 triệu lượt.

hoi-phuc-nganh-du-lich-sau-dich

Ngành du lịch toàn thế giới dường như rơi vào khủng hoảng sau cơn “địa chấn” nặng nề từ Covid-19. (Ảnh: REUTERS/Kham)

“Hiệu ứng domino” cũng đã khiến hệ thống dịch vụ liên quan đến du lịch và doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước gần như tê liệt. Một số hãng du lịch rơi vào cảnh phá sản, nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng loạt hãng hàng không trên toàn cầu đã buộc phải cắt giảm hàng chục nghìn việc làm. Hãng hàng không lớn thứ hai tại Australia – Virgin Australia đã phá sản sau khi chính phủ nước này từ chối đề nghị hỗ trợ 883 triệu USD của Công ty. Tại tỉnh Khánh Hoà, tỉnh có lượng khách Trung Quốc chiếm 70% cơ cấu khách quốc tế đã trống khoảng 5.000 phòng nghỉ trong thời gian giãn cách xã hội, kéo theo 5.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch và hàng loạt người dân phụ thuộc vào hoạt động này rơi vào cảnh thất nghiệp.

Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), doanh thu vận tải hành khách của các hãng hàng không châu Á sẽ giảm khoảng 113 tỷ USD trong năm 2020 so với với năm 2019. Con số này lớn hơn nhiều so với dự báo 88 tỷ USD được đưa ra vào tháng 3. Trên toàn cầu, doanh thu vận tải hành khách sẽ giảm 55%, xuống còn 314 tỷ USD. Các hãng hàng không Việt Nam cũng hứng chịu thiệt hại khi toàn bộ đường bay chatter (đường bay được thuê bao riêng) được phía Trung Quốc thuê vận chuyển khách nội địa đến các vùng biển Việt Nam đều đóng cửa.

Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đều lao đao trong đợt dịch bùng phát do khách hủy tour hàng loạt. Ông Nguyễn Xuân Khánh – CEO của Tiger Asia Travel cho biết: “Từ sau Tết Nguyên đán, khi dịch bệnh bùng lên, công ty đã phải hoàn, huỷ tour du lịch cả nội địa và quốc tế cho hàng trăm khách hàng. Chưa kể việc phải đền bù, đóng phạt cho đối tác nước ngoài trong trường hợp khách đòi hủy tour mà không thương lượng được. Thiệt hại đã lên đến con số trăm triệu đồng.”

Hàng loạt công ty lữ hành, du lịch đã buộc phải thực hiện các chính sách cắt giảm nhân sự, điều chỉnh mức lương đối với cán bộ, công nhân viên, “giật gấu vá vai” cố trụ lại qua mùa dịch. Rất nhiều hàng quán, nhà hàng, khách sạn nhỏ tại các điểm du lịch đã phải thông báo đóng cửa vô thời hạn.

“Giải cứu” đúng cách, đúng chỗ

Chặn dịch đã khó, sau dịch làm sao thúc đẩy nền kinh tế, nắm bắt cơ hội thúc đẩy kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành du lịch lại càng khó hơn. Để phục hồi ngành “công nghiệp không khói” này sau đại dịch thì cần đặc biệt quan tâm về giá sản phẩm và điều kiện để kích cầu.

Trước mắt, sau khi dịch kết thúc, các doanh nghiệp lữ hành, du lịch cần “đổi món”, tung ra những gói sản phẩm mới, có mức giá giảm sâu để kích thích nhu cầu du lịch của người dân. Các mảng như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm về văn hóa, lịch sử và sự kiện sẽ là những sản phẩm cũng có khả năng lấy lại sự phục hồi cho ngành du lịch. Cộng đồng doanh nghiệp cần có giải pháp và sản phẩm du lịch, dịch vụ hấp dẫn để đón lấy thị trường khách du lịch này.

Một số nhóm giải pháp khác như: đề nghị giãn thuế, giãn thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế, cho phép chậm nộp các loại thuế,… cũng cần được triển khai ngay. Ngoài ra, cần đề nghị Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực du lịch, bởi đến giờ các doanh nghiệp vẫn chưa được hỗ trợ về gia hạn khoản vay hoặc giảm lãi vay, khó vay vốn thế chấp hoặc tín chấp vì không có doanh thu do tác động của dịch.

Song song với đó, ngành du lịch cần tái cơ cấu doanh nghiệp, quản trị hệ thống nhân sự, tìm ra hướng đi mới chủ động hơn, tạo ra một “sức bật” trong giai đoạn hết sức khó khăn này. Ông Nguyễn Quyết Tâm – Giám đốc Công ty VietISO cho biết, ngành du lịch hiện nay, khách du lịch đã bước sang một giai đoạn mới gọi là du lịch kết nối. Ví dụ đơn giản, khách hàng có thể tự check in, check out, thanh toán tự động, đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua Internet. Thậm chí, khách hàng có thể chủ động thiết kế hành trình cho chính mình hoặc kết nối với công ty du lịch chỉ trong vài cú nhấp chuột. Và chắc chắn điều này sẽ khiến 99% doanh nghiệp trở nên “nhàn thân”, tối ưu lợi nhuận rõ rệt. Vai trò của công nghệ trong quản trị, kinh doanh du lịch càng được khẳng định, đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 gây ra thời gian vừa qua.

Các doanh nghiệp du lịch rất nhanh nhạy đối với việc ứng dụng CMCN 4.0. Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không có đủ nguồn lực để tận dụng tối ưu công nghệ bởi để phát triển một phần mềm tốn rất nhiều kinh phí, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng chi trả.

Thấu hiểu điều đó, VietISO đã và đang cung cấp chuỗi giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình quản trị của doanh nghiệp, tối ưu chi phí, góp phần gia tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là giải pháp phần mềm TravelMaster.

giam-doc-cong-ty-phan-mem-du-lich-VietISO

Ông Nguyễn Quyết Tâm – Giám đốc Công ty VietISO, đơn vị cung cấp giải pháp du lịch TravelMaster. (Ảnh: NVCC)

Ông Tâm chia sẻ thêm: “TravelMaster giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ và bảo mật 100% dữ liệu khách hàng, thúc đẩy mối quan hệ với đối tác, tự động kết nối dữ liệu khách hàng và hệ thống, trợ giúp quản trị thời gian thực, cắt giảm tối đa chi phí, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp.”

Giữa thời đại mà khoa học – công nghệ đã đi sâu vào đời sống sản xuất và lao động, đây chính là giải pháp phù hợp có thể triển khai cho tất cả các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ bao gồm: Công ty Du lịch – Lữ hành (inbound – outbound – nội địa), cung cấp vận chuyển liên quan du lịch và các dịch vụ khác phục vụ trong ngành du lịch,….

Một điều chắc chắn, để thu hút khách, các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành, bên cạnh việc khuyến mãi, đầu tư thêm sản phẩm du lịch mới, cần chú trọng đào tạo, nâng cao kỹ năng của nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp. Đặc biệt là thực hiện tốt việc bảo đảm an toàn khi du lịch để tạo niềm tin cho khách. Một tín hiệu tích cực nhất thời điểm này đó là khi thế giới công bố hết dịch, ngành du lịch Việt Nam sẽ đẩy mạnh truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch có quy mô, đầu tư về nội dung và triển khai nhiều gói kích cầu với khách nội địa lẫn quốc tế, giới thiệu các điểm đến an toàn. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế tới Việt Nam, nới rộng chính sách miễn, giảm thị thực, mở thêm các đường bay quốc tế,….

Để “hồi sinh” ngành du lịch không phải là việc làm một sớm một chiều mà đòi hỏi sự quyết liệt của Chính phủ, của các tổ chức, hiệp hội du lịch, sự vào cuộc mạnh mẽ của các giải pháp công nghệ và quyết tâm của chính nội tại mỗi doanh nghiệp du lịch.

Theo Kinhdoanhvaphattrien.vn

Ebook

Sử dụng TravelMaster.vn ngay hôm nay!

Dùng thử miễn phí / Không cần thẻ tín dụng

Try it out!